Website không có tên miền như một người mà không có tên vậy. Muốn tạo lập website thì tên miền là yếu tố bắt buộc phải có. Vậy cụ thể tên miền là gì? Những thông tin cần thiết để có một tên miền cho website là gì thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Tên miền là gì?
Tên miền là địa chỉ duy nhất của website trên internet. Nếu không được mã hóa bằng tên miền mỗi khi muốn truy cập website bạn sẽ phải gõ một địa chỉ IP rất dài và khó nhớ tên trang tìm kiếm.
VD : baoson.net là tên miền – địa chỉ website trên Internet của công ty TNHH Tuyền Thông Và Thương Mại Bảo Sơn.
Tên miền trên toàn thế giới được cấp phát và quản trị bởi tổ chức quản trị tên miền ICANN và mỗi quốc gia lại có đơn vị quản trị riêng biệt. Tại Việt Nam cơ quan quản trị tên miền là Trung tâm Internet Việt Nam (viết tắt là VNNIC)
2. Những thông tin cần biết về tên miền.
2.1. Cấu trúc tên miền
Mỗi tên miền gồm 2 phần: Tên riêng được chọn làm tên miền + đuôi tên miền
Hai phần này được phân tách bởi dấu “.”
Ví dụ: Với tên miền Google. com thì “Google” là cụm tên riêng và “com” là đuôi tên miền.
2.2. Có bao nhiêu loại tên miền
Có hàng tỉ website trên internet nên có hàng tỉ tên miền được sử dụng. Tuy nhiên để dễ nhớ cho người sử dụng và kinh doanh, những tên miền đó chỉ được phân loại theo từng nhóm sau đây.
2.2.1. Phân loại theo đuôi tên miền
Đuôi tên miền là phần mở rộng của tên miền xuất hiện sau dấu “.” và phần tên riêng được chọn làm tên miền. Theo cách này chúng ta phân tên miền thành 2 loại: Tên miền quốc tế và Tên miền quốc gia
– Tên miền quốc tế
Tên miền quốc tế là tên miền cấp cao nhất được cấp phát và quản trị bởi tổ chức quản trị tên miền quốc tế ICANN. Tên miền quốc tế được sử dụng trên toàn thế giới và không có sự phân biệt giữa các quốc gia và vị trí địa lý.
Tên miền quốc tế được phân biệt bằng các đuôi tên miền như “.com”, “.net”, “.org”,…
Ví dụ: Facebook.com là tên miền quốc tế đại diện cho công ty Facebook, youtube.com,…
– Tên miền quốc gia
Tên miền quốc gia là tên miền đại diện cho một website hoạt động ở một quốc gia riêng biệt. Tên miền này được cấp phát và quản trị bởi tổ chức quản lý tên miền của từng quốc gia, tại Việt Nam đó là trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC).
Tên miền quốc gia có phần đuôi tên miền là tên viết tắt của từng quốc gia. Ví dụ .VN ( tên miền Việt Nam – viết tắt của Việt Nam), .cn ( tên miền Trung Quốc – viết tắt của China), .US (tên miền Mỹ – viết tắt của United State),…
Một số tên miền quốc gia .vn nổi tiếng tại Việt Nam như tuoitre.vn, dantri.vn. Đặc biệt tên miền quốc gia còn được các nhãn hàng quốc tế lớn tận dụng để làm website riêng với ngôn ngữ riêng ứng với từng quốc gia.
Ví dụ: Google.com.vn là tên miền đại diện cho website của Google tại Việt Nam có ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Việt.
2.2.2 Phân loại theo cấp tên miền
Ngoài cách phân loại theo vị trí địa lý của website, chúng ta còn có thể phân loại tên miền theo cấp: tên miền cấp 1, tên miền cấp 2, tên miền cấp 3, subdomain (tên miền phụ)
– Tên miền cấp 1
Tên miền cấp 1 ( TLD – top level domain) là tên miền chỉ có 1 cụm đuôi tên miền và chỉ có một dấu “.” trong tên miền được đăng ký. Thông thường các tên miền cấp 1 thường là các tên miền quốc tế.
Ví dụ: Tên miền Baoson.com là tên miền cấp 1 do chỉ có một cụm “com” sau tên riêng và trong tên miền chỉ có 1 dấu chấm “.”
Còn Baoson.com.vn không phải tên miền cấp 1 do vi phạm quy tắc cụm từ và dấu “.”
– Tên miền cấp 2
Tên miền cấp 2 giống tên miền cấp 1 là chỉ số 1 dấu chấm “.” tuy nhiên phần mở rộng đuôi tên miền chỉ có 2 ký tự đại diện cho quốc gia. Các tên miền cấp 2 thường là tên miền quốc gia cấp cao nhất.
Ví dụ: Google.vn là tên miền cấp 2 do chỉ có 2 ký tự “vn” ở đuôi tên miền trong khi đó Google.com lại không phải tên miền cấp 2 do cụm “.com” không phải ký tự đại diện riêng cho quốc gia.
– Tên miền cấp 3
Tên miền cấp 3 là sự kết hợp của tên miền cấp 1 và cấp 2. Có nhiều hơn một dấu “.” sau tên riêng đại diện cho tên miền và cũng không có quy định về cụm từ theo sau dấu chấm trong tên miền.
– Subdomain (tên miền phụ)
Tên miền phụ được tạo ra từ tên miền chính được đăng ký. Tùy vào gói hosting được đăng ký bạn có thể tạo ra vô số tên miền phụ. Phần subdomain thường đứng trước tên miền riêng.
3. Quy tắc chọn tên miền
Muốn đăng ký tên miền cho website bạn cần tuân thủ quy tắc do pháp luật và các tổ chức đăng ký tên miền đề ra. Vi phạm quy tắc này bạn sẽ không thể đăng ký thành công.
3.1. Nguyên tắc về hiển thị
– Tên miền tối đa chỉ có 63 ký tự bao gồm cả đuôi tên miền
– Tên miền không được chứa các ký tự đặc biệt (@#$%^&*^)
– Tên miền được chứa dấu (-) tuy nhiên dấu trừ không được đứng đầu tiên và cuối cùng trong tên miền
– Tên miền gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z) và các số từ 0-9
3.2. Nguyên tắc về nội dung tên miền
– Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
– Rõ ràng, nghiêm túc, ngắn gọn.
– Không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.
3.3. Các tên miền được ưu tiên bảo vệ.
– Các tên miền liên quan đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia, quốc tế.
– Tên miền là tên các đại bàn trọng yếu thuộc khu vực biên giới, hải đảo, tên các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
– Tên miền là tên các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận
– Tên miền của các cơ quan tổ chức Đảng, tổ chức chính phủ (Ủy ban mặt trận tổ quốc, ban tuyên giáo Trung ương,..
– Các tên miền khác theo quy tắc bảo vệ của bộ Thông tin và truyền thông.
Bảo Sơn cung cấp các dịch vụ toàn diện ngoài tên miền như: Quảng Cáo Google, HOSTING, CLOUD VPS, MÁY CHỦ, EMAIL SERVER,.. để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.
Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng Liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của Bảo Sơn theo số Hotline: 0962 04 6262 hoặc gửi mail về [email protected]